Dạy các con hòa thuận

Thứ tư - 21/07/2021 13:03

Dạy các con hòa thuận

Dạy các con hòa thuận
1. Chia sẻ với con cái
Mối quan hệ anh chị em trong gia đình là quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và hành vi của trẻ. Nghiên cứu cho thấy anh chị em hòa đồng có thể thúc đẩy khả năng đồng cảm trong khi anh chị em bắt nạt lẫn nhau tạo ra cảm xúc tiêu cực, hành vi bạo lực. Các bậc cha mẹ đều mong con cái hòa thuận nhưng không nói ra nên trẻ không hiểu rằng phải đối xử tốt với anh chị em.
Phụ huynh nên chia sẻ mong muốn các con đoàn kết, gắn bó với nhau. Khi các con hòa thuận, bạn hãy bảo rằng khoảnh khắc này khiến bạn hạnh phúc và bạn mong nó sẽ được duy trì. Khi các con đánh nhau, hãy thể hiện bạn cảm thấy buồn, thất vọng và hy vọng các con sẽ sửa đổi.
https://mamnon.com/ShowTopicSubImage.aspx?id=75514
Ảnh minh họa
2. Không phớt lờ
Trẻ em không biết cách xử lý các xung đột, đặc biệt là anh chị em đang trong độ tuổi trưởng thành. Ngay cả người lớn cũng phải học cách để kiểm soát mâu thuẫn với mọi người xung quanh. Nhiệm vụ của cha mẹ là hướng dẫn các con phát triển kỹ năng giải quyết xung đột.
Khi các con cãi nhau, bạn hãy khuyến khích chúng tách nhau ra, chuyển ra hai vị trí cách xa nhau để hạn chế những hành vi hoặc quyết định bốc đồng. Tiếp đó, hướng dẫn các con lấy lại bình tĩnh, suy nghĩ về những điều chúng muốn và chia sẻ với anh chị em. Hãy luyện tập cách giải quyết này thường xuyên, như việc học môn thể thao.
3. Giải thích
Đôi khi một đứa trẻ sẽ nhận được sự chú ý của cha mẹ hơn anh chị em. Cũng có trẻ cần được nuôi dạy nghiêm khắc hơn trong khi bé khác được nuôi dạy mềm mỏng. Việc đối xử, nuôi dạy con cái không bao giờ giống nhau vì mỗi đứa trẻ một tính cách khác biệt. Nhưng trẻ nhỏ không nhận ra điều này mà thường so sánh, ghen tị với nhau.
Các xung đột phần lớn cũng xuất phát từ sự so sánh này nên cha mẹ rất cần quan tâm đến thái độ, cảm xúc của các con. Khi đối xử với các con khác nhau, bạn nên giải thích lý do. Chẳng hạn, con út bị ốm nên cha mẹ phải dành nhiều thời gian quan tâm hơn con lớn. Bạn hãy nói với con lớn rằng: "Vì em đang ốm nên bố mẹ phải để ý em nhiều hơn. Chúng ta đều mong em sớm khỏe lại nên con hãy cùng bố mẹ chăm sóc em nhé".
Nếu đã giải thích lý do nhưng trẻ vẫn khăng khăng là cha mẹ đang thiên vị, bạn cần đánh giá lại thái độ và hành vi của mình.
4. Khuyến khích làm việc cùng nhau
Trẻ em sẽ thân thiết, gắn bó hơn nếu được tham gia các hoạt động cùng nhau. Ngày nay, trẻ bị cuốn vào việc học, hoạt động ngoại khóa, thiết bị công nghệ nên anh chị em trong gia đình ít có thời gian dành cho nhau, từ đó hạn chế khả năng thấu hiểu, chia sẻ giữa các thành viên.
Bạn nên khuyến khích trẻ dành nhiều thời gian chơi đùa cùng nhau hoặc cùng tham gia một số hoạt động ngoại khóa. Cuối tuần, cả nhà có thể cùng đi chơi, đi dã ngoại hoặc xem phim tại gia để gia tăng sự gắn kết giữa các thành viên.
                                                                                                                                                                           Nguồn https: Sưu tầm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay884
  • Tháng hiện tại33,194
  • Tổng lượt truy cập2,580,109
Thực đơn
Bữa sáng:

- Bánh canh cua, thịt, nấm rơm
- Sữa Grow Plus

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn: Gà kho của quả
- Canh: Bí xanh nấu thịt, tôm khô
- Rau củ: Mồng tơi luộc

Bữa xế:

- Sữa chua yaourt chanh dây

Bữa chiều:

- Soup gà nui sao, cà rốt

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây