4 cách cải thiện cảm xúc của trẻ

Thứ sáu - 09/07/2021 10:16

hình minh họa

hình minh họa
4 cách cải thiện cảm xúc của trẻ
 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ có chỉ số cảm xúc (EQ) cao sẽ có nhiều cơ hội để đạt thành tích tốt không chỉ tại trường mà còn ở các lĩnh vực khác và việc cải thiện EQ mang đến những ích lợi rất thiết thực cho trẻ.
Tạo thói quen gia đình 
Gia đình là cái nôi ấm áp, là chỗ dựa và cũng là nơi yên bình nhất của mọi đứa trẻ, kể cả sau này khi đã lớn. Để cải thiện chỉ số cảm xúc của trẻ, các thành viên trong gia đình nên đồng hành và ở cạnh nhau mọi lúc. Ba mẹ trước hết nên khuyến khích và động viên lẫn nhau, sau đó đến các thành viên khác chia sẻ cảm nhận, giải quyết xung đột trên tinh thần xây dựng, hòa giải và tôn trọng lẫn nhau.
 
https://mamnon.com/ShowTopicSubImage.aspx?id=76505
Ảnh minh họa
Ba mẹ là tấm gương sáng 
Cũng như việc xây dựng thói quen gia đình, cũng cần sự hợp tác giữa các thành viên và cần ba mẹ tiên phong làm gương tốt cho con. Thay vì phải giải thích với con rằng như thế nào là cảm xúc, hay làm cách nào để kiểm soát nó thì việc ba mẹ tự lấy bản thân mình ra hành động trước sẽ khiến con dễ học và làm theo hơn. Nếu hàng ngày được nhìn thấy sự đồng cảm, sẻ chia và quan tâm giữa ba và mẹ, bé sẽ rất nhanh học theo và tạo thành thói quen duy trì những cảm xúc đó cho đến khi lớn. Để khuyến khích trẻ, ba mẹ hãy khen thưởng cũng như tâm sự với con nhiều hơn để con luôn tồn tại những cảm xúc tích cực, tránh đi những hành vi và suy nghĩ tiêu cực không tốt.
Tập giữ bình tĩnh 
Hãy hướng dẫn con hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại nếu như bé đang giận dữ hoặc cảm thấy mất kiểm soát. Việc này yêu cầu thời gian ba mẹ giúp con rất dài, vì các bé không thể tự làm được chỉ trong ngày một ngày hai. Khi các con có thể tập cách giữ bình tĩnh, khi đó não bộ có thể tạm ngưng tiếp nhận những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, thay vào đó là sản sinh ra những điều tích cực hơn. Cách giữ bình tĩnh này không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần thiết để học.
https://mamnon.com/ShowTopicSubImage.aspx?id=76506
Ảnh minh họa
Tôn trọng cảm xúc lẫn nhau
Xử lý cảm xúc một cách thông minh, tích cực không có nghĩa là gạt bỏ hoặc phủ nhận những cảm xúc tiêu cực. Có chỉ số EQ cao không đồng nghĩa việc trẻ không thấy tức giận hay buồn bã, mà nhận ra chúng để xử lý. Do đó, ngoài việc dạy trẻ về những điều tích cực, ba mẹ còn cần chỉ ra việc có cảm xúc tiêu cực hết sức bình thường và học cách loại bỏ chúng. Hãy giúp trẻ hiểu bất cứ khi nào khó khăn có thể tìm đến sự giúp đỡ của người lớn.
Cảm xúc không có gì là xấu, tuy nhiên nếu không học được cách kiểm soát mà để nó bộc lộ ra tùy ý thì điều đó không hề tốt chút nào. Cho nên ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ hãy hướng dẫn cho con những cách tối ưu để kiểm soát và cải thiện cảm xúc, vừa chỉ dạy cho con, vừa là cơ hội để chính ba mẹ học lại từ đầu.

                                                                                                                                                                      Nguồn: giaoducmamnon

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay381
  • Tháng hiện tại47,578
  • Tổng lượt truy cập2,533,293
Thực đơn
Bữa sáng:

- Hủ tiếu thập cẩm
- Sữa Grow Plus

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn: Cá basa chiên nước mắm
- Canh: Khoai mỡ nấu thịt, tôm khô
- Rau củ: Rau dền luộc

Bữa xế:

- Đu đủ

Bữa chiều:

- Bún gạo xào thịt, rau củ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây