Béo phì ở trẻ em là một vấn đề đáng lo ngại trước đại dịch, và hiện nay nó trở nên nghiêm trọng hơn và ở mức đáng báo động. Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên chuyên san Morbidity and Mortality Weekly Report của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, béo phì ở trẻ em là một vấn đề đáng lo ngại trước đại dịch, và hiện nay nó trở nên nghiêm trọng hơn và ở mức đáng báo động. Béo phì ở trẻ em tăng mạnh trong đại dịch Tiến sĩ Alyson Goodman, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Kết quả nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ đã phát hiện ra sự gia tăng đáng kể về tình trạng tăng cân ở trẻ em". Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Samantha Lange tại Trung tâm Phòng ngừa bệnh mạn tính và Nâng cao sức khỏe Quốc gia thuộc CDC Hoa Kỳ, đã phân tích hồ sơ sức khỏe của 432.000 trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ từ 2 đến 19 tuổi. Những trẻ này được đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 2 lần trước đại dịch và ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến cuối tháng 11/2020. Kết quả cho thấy, số trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì đã tăng từ 19,3% vào năm 2019 lên thành 22,4% vào tháng 8/2020, gây trầm trọng thêm tình trạng béo phì vốn đang tồn tại ở Mỹ. Những trẻ có cân nặng bình thường, béo phì trung bình hoặc béo phì nặng đều có biểu hiện tăng cân nhiều hơn so với những năm trước đó. Cụ thể là những trẻ bị béo phì nặng đã tăng khoảng 6,6 kg so với mức tăng 4,0 kg dự kiến hàng năm. Những trẻ béo phì trung bình dự kiến sẽ tăng khoảng 2,9 kg, nhưng thực tế đã tăng khoảng 5,4 kg. Những trẻ không béo phì thì bình thường tăng khoảng 1,5 kg một năm, nhưng thực tế đã tăng 2,5 kg trong thời gian xảy ra đại dịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em từ 6 đến 11 tuổi có tỷ lệ béo phì tăng đáng kể nhất. Theo nhóm nghiên cứu, những trẻ thuộc lứa tuổi này phụ thuộc nhiều hơn vào cha mẹ và có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc không được đến trường học.