SARS-COV-2 đột biến tạo biến thể ra sao?

Thứ sáu - 11/06/2021 09:10
SARS-COV-2 đột biến tạo biến thể ra sao?
ARN MESSENGER (1)
ARN MESSENGER (1)
Khi một loại virus nhiễm vào vật chủ, nó sẽ tạo ra các bản sao mới của chính mình, bắt đầu bằng việc nhân đôi bộ gene. Nhưng có thể trong quá trình này, các bản sao xảy ra lỗi và chúng được gọi là đột biến.
ARN MESSENGER (1)

Cấu trúc của SARS-CoV-2 khá đơn giản, chỉ gồm lõi là bộ gene của acid nucleic là RNA

Cấu trúc của SARS-CoV-2 khá đơn giản, chỉ gồm lõi là bộ gene của acid nucleic là RNA, tức cấu trúc di truyền của nó, bao quanh bộ gene là lớp vỏ glycoprotein. Lớp vỏ đặc trưng của SARS-CoV-2 có các gai glycoprotein có hình dạng giống chiếc vương miện. Dựa vào bộ gene của các loại coronavirus, người ta thấy rằng phần lớn các bộ gene này khá giống nhau.

SARS-CoV-2 có ái lực đặc biệt với thụ thể ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2) có trong các tế bào ở đường hô hấp; đặc biệt ở các tế bào mô phổi. SARS-CoV-2 dùng các gai glycoprotein nằm ở vỏ bọc ngoài của nó, như cái “chìa khóa” mở cửa đi vào vào các thụ thể ACE2 là “ổ khóa” nằm trên màng tế bào ký chủ, để chui vào bên trong tế bào ký chủ là các tế bào mô phổi.

Khác với vi khuẩn, virus không có bộ máy sinh sản, nên phải xâm nhập được vào bên trong tế bào bệnh nhân và dùng bộ máy sinh sản của tế bào chủ để phát triển, sinh sản thêm virus mới. SARS-CoV-2 là một coronavirus có bộ gene sợi RNA đơn dạng xoắn, tương đương với mRNA của tế bào ký chủ. Khi vào được bên trong tế bào sẽ nhanh chóng chế tạo các vật liệu cần thiết (gồm các protein và enzym) để sinh sản thêm nhiều sợi RNA mới (bản sao), tạo ra các SARS-CoV-2 mới, gọi là nhân bản.

Đột biến của virus là những lỗi sai về gene của virus. Andria Rusk, giáo sư chuyên về bệnh truyền nhiễm của Đại học Quốc tế Florida (Mỹ), giải thích trên McClatchy News: “Càng lây lan nhiều lần giữa các vật chủ khác nhau, thì lần virus lại tạo ra một bản sao của chính mình, nhưng sao bản không chuẩn chỉnh giống y 100%, đưa đến đột biến”.

banner covid 19 1280x549

Thuật ngữ “biến thể” thường được dành cho một loại virus khác biệt với các virus đồng loại của nó một cách đáng kể.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định tầm quan trọng của việc xác định những đột biến nào gây ra thay đổi trong hành vi của virus như tính dễ lây lan, độc lực cao hơn; hoặc sự đáp ứng khác với các biện pháp điều trị.

WHO đã xác nhận có một đột biến D614G có mặt trong virus SARS-CoV-2 đang phân bố trên toàn thế giới. Gọi là đột biến D614G vì có 1 amino acid thay đổi từ dạng Aspartate (D) thành Glycine (G) ở vị trí 614 trong cấu trúc gen của nó, phần tạo ra protein gai của virus. Protein gai rất quan trọng trong quá trình gắn và xâm nhập của virus vào trong tế bào người bằng cách bám vào các thụ thể ACE2.

Thuật ngữ “biến thể” thường được dành cho một loại virus khác biệt với các virus đồng loại của nó một cách đáng kể. Sự khác biệt này có thể ở tính dễ lây (khả năng truyền bệnh) độc lực (khả năng gây bệnh) của virus hoặc sự nhạy cảm với thuốc điều trị (khả năng chịu đựng).

Một biến thể của SARS-CoV-2 đang hoành hành ở Âu Mỹ là D614G. Một nhóm các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu về sự xuất hiện một dạng mới của SARS-CoV-2. Trong khi CNN đăng một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Cell về một biến thể của virus này. Cả hai nghiên cứu đều cho rằng, dạng/chủng mới này truyền từ châu Âu sang Mỹ, có khả năng lây cao hơn so với dạng/chủng cũ.

Các biến thể khác của SARS-CoV-2 phát hiện ở Brazil, Nam Phi và Anh trong thời gian qua đã được phân loại là “cần quan tâm”. Bởi chúng dễ lây lan hơn, độc lực cao hơn, hoặc có thể làm giảm hiệu quả của kháng thể.

Người ta nghi ngờ tình trạng gia tăng kỷ lục các ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ hiện nay là do biến thể có tên B.1.617 của SARS-CoV-2.

Biến thể B.1.617 đã được WHO phân loại là “biến thể lo ngại ở mức độ toàn cầu”, và đang trong quá trình theo dõi.

SARS-CoV-2 có thể tạo biến thể phức tạp bất cứ lúc nào. Do vậy, để phòng ngừa, người dân nên thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt là thực hiện 5K. Không được lơ là, chủ quan trong việc phòng ngừa cá nhân cũng như phòng, chống dịch trong cộng đồng.
 

5K phien ban moi (1)
Thông điệp 5K từ Bộ Y tế

Tác giả: PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay847
  • Tháng hiện tại33,157
  • Tổng lượt truy cập2,580,072
Thực đơn
Bữa sáng:

- Bánh canh cua, thịt, nấm rơm
- Sữa Grow Plus

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn: Gà kho của quả
- Canh: Bí xanh nấu thịt, tôm khô
- Rau củ: Mồng tơi luộc

Bữa xế:

- Sữa chua yaourt chanh dây

Bữa chiều:

- Soup gà nui sao, cà rốt

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây