Làm gì để thời gian bé xem ti vi, máy tính trở nên ý nghĩa ?

Thứ bảy - 04/01/2020 21:38

Làm gì để thời gian bé xem ti vi, máy tính trở nên ý nghĩa ?

Làm gì để thời gian bé xem ti vi, máy tính trở nên ý nghĩa ?

Để khoảng thời gian xem TV/ máy tính trở nên ý nghĩa hơn với phụ huynh và con trẻ, phụ huynh cần:
– Làm gương tốt: bố mẹ hãy tự giới hạn thời gian xem TV/ máy tính của mình. Khi nhìn thấy phụ huynh ngồi hàng giờ để xem TV/ máy tính, bé cũng sẽ bắt chước.
– Chú ý các chương trình truyền hình thích hợp để cả gia đình cùng xem, có thể là những chương trình nằm trong sở thích của con hoặc của gia đình và mang tính giáo dục. Để đảm bảo tính phù hợp, phụ huynh nên xem trước và có thể tham khảo mức xếp hạng chương trình đó trên báo hoặc các nguồn tham khảo tương cận. Việc này cũng không quá phức tạp đâu, vì các khuyến nghị cho lứa tuổi và đối tượng người xem cũng thường xuất hiện vào đầu chương trình.
– Cùng xem với con: Nếu phụ huynh không thể xem hết từ đầu đến cuối, thì ít nhất hãy cùng xem với con vài phút đầu để hình dung được sắc thái của chương trình đó.

– Trao đổi với con về những điều trẻ xem trên TV/ máy tính, chia sẻ ý tưởng, niềm tin cũng như các giá trị chuẩn mực của mình. Nếu không đồng tình với nội dung của chương trình trên TV/ máy tính, thì bạn tắt máy và xem đây như một cơ hội để trao đổi xem trẻ nghĩ gì, kiểu loại như: “Nếu là con thì con sẽ làm thế nào?” hoặc “Con nghĩ gì về hành động của các bạn trong phim?”, “Con có thấy như vậy là chấp nhận được không?”. Theo cách này, phụ huynh có thể dùng TV/ máy tính để giải thích cho trẻ về những tình huống khó xử. Hãy bày cho trẻ cách đặt câu hỏi và tiếp thu qua nội dung chương trình trên truyền hình.
– Đặt ra một ngày “KHÔNG” để giới hạn thời gian sử dụng TV/ máy tính.
– Đề xuất các giải pháp thú vị khác: Khi trẻ muốn xem TV/ máy tính mà phụ huynh lại muốn tắt đi, thì phụ huynh cứ đưa ra các lựa chọn khác cho trẻ như tô màu, xếp hình, đọc sách v.v…
Phụ huynh cũng nên trao đổi thêm với bạn bè, những phụ huynh khác, giáo viên về “quy định xem TV/ máy tính” của họ, cũng như các chương trình bổ ích mà họ có thể giới thiệu.
Để hình thành thói quen thì đòi hỏi thời gian. Quan trọng nhất là phải kiên trì và nhất quán trong cách dạy trẻ để trẻ hình thành được thói quen tốt.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,042
  • Tháng hiện tại35,430
  • Tổng lượt truy cập2,582,345
Thực đơn
Bữa sáng:

- Hủ tiếu nấu thịt bằm, cà rốt, giá, hẹ
- Sữa Grow Plus

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn: Thịt bò tam sắc chua ngọt
- Canh: Rau ngót, mướp nấu cua đồng
- Rau củ: Đậu cô ve hấp

Bữa xế:

- Bánh plan

Bữa chiều:

- Nui xoắn nấu thịt gà, cải dúng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây