1. HÃY LÀ TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA CON:
Ở độ tuổi của các bé rất hay bắt chước mọi người xung quanh, nhất là cha mẹ và người thân. Vì vậy cha mẹ hãy cố gắng làm gương cho con. Bé rất tinh ý nhận ra cha mẹ không làm đúng như lời dạy. Vì vậy trước hết bố mẹ phải làm gương cho con.
Cho dù những việc nhỏ nhặt, cha mẹ cũng hãy nên sử dụng thường xuyên lời “cảm ơn” và “xin lỗi” để trẻ thấy việc đúng nên làm và học theo. Từ đó hình thành ý thức từ bé giúp trẻ có thêm những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống hàng ngày mạnh mẽ, dũng cảm….Nhất là hành vi có lỗi dũng cảm nhận lỗi để sửa sai. Những câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn trong giao tiếp hàng ngày.
2. NÓI TRÒN CÂU KHI CÁM ƠN HOẶC XIN LỖI
Đơn giản là bạn có thành ý nhưng thế hiện điều đó không đúng cách nó cũng sẽ trở thành không tốt. Ngoài việc, dạy bé nói lời” cảm ơn” và “xin lỗi” thì cha mẹ cũng nên dạy con nói cho thành câu không nói trổng, đê thiện hiện được thành ý của bản thân.
3. ĐẶT TÌNH HUỐNG ĐẾ DẠY TRẺ CƯ XỬ
Hãy tận dụng chính sự tự nhiên, để các việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày dạy trẻ các ứng xử sao cho hợp lý, hãy đặt những câu hỏi ngược lại cho trẻ tả lời. Thêm vào đó chính ba mẹ hãy là người cảm ơn khi nhờ bé giúp việc gì và xin lỗi khi bạn lỡ nói sau điều gì. Có như vậy bé mới cảm thấy được tầm quan trọng cảu lời nói
4. KHEN NGỢI KHI TRẺ NHẬN LỖI HOẶC BIẾT CẢM ƠN ĐÚNG LÚC
Hãy biểu dương con khi con biết sai và nhận lỗi lầm của mình ở nhà cũng như ở trường, như con thật dũng cảm, cố gắng phát huy con nhé. Có như vậy trẻ mới thường xuyên kể cho ba mẹ nghe những chuyên ở trường hoặc những chuyện bé nghe được từ những người xung quanh
5. DŨNG CẢM NHẬN LỖI
Hành vi có lỗi với bạn bè ông bà bố mẹ cô giáo mà trẻ mạnh dạn dũng cảm dám nhận lỗi và hiểu được viecj đó là đúng hay sai là điều vô cùng quan trọng mà mỗi ba mẹ hãy chú ý giáo dục con mình. Đừng vì thương con mà bỏ qua những lỗi dù à nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của trẻ.