Những trò chơi dân gian có lợi cho trẻ

Thứ tư - 26/07/2017 20:55
Những trò chơi dân gian có lợi cho trẻ
Những trò chơi dân gian có lợi cho trẻ
Trò chơi dân gian có tác dụng rất tốt cho trẻ, nó giúp cho trẻ nhà bạn có thể có khả năng tiếp thu và trau dồi ngôn ngữ một cách tốt hơn. Vì vậy, bậc làm cha mẹ  nên dạy cho trẻ những trò chơi dân gian có lợi cho trẻ để phần nào đó giúp trẻ có được tư duy cũng như các phản xạ được tốt hơn

  Trò chơi “Giật cành lá”

Đây là một trong những trò chơi dân gian có lợi cho trẻ, giúp rèn luyện tính dẻo dai, phản xạ nhanh nhẹn cho bé. Khi chơi chung với bạn  sẽ giúp cho tinh thần bé vui vẻ, phấn chấn hơn. Trò chơi cần 6 bé trở lên 
Mẹ có thể hướng dẫn cách chơi cho bé như sau:  
                   Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội 3 bạn đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, mang thẻ số từ 1 – 3, vẽ 1 vòng tròn ở giữa và bỏ 1 cành lá vào vòng tròn. Chọn 1 trẻ lên quản trò. Trẻ quản trò gọi bất kì số nào thì hai bạn của 2 đội có số đó chạy lên giật cho được cành lá mang về đội mình. Khi về đến đội mình thì mang cành lá bỏ lại vòng tròn, trò chơi tiếp tục.
             Luật chơi: Khi cầm được cành lá mà bị bạn cùng số của đội bạn đụng vào người là thua.

 

      Trò chơi “Ô ăn quan”

Đây là trò chơi giúp trẻ tính toán được nhanh hơn và đồng thời giúp trẻ có khả năng tư duy chính xác trong mỗi lần đi quân. Chính vì thế bạn nên khuyến khích dạy con chơi trò này để giúp trẻ có tính sáng tạo, khả năng tư duy, tính toán được tốt hơn.
Mẹ có thể hướng dẫn cách chơi cho bé như sau:  
              Cách chơi: hai trẻ oán tù tì ai thắng thì sẽ được đi trước. Trẻ đi trước chọn ô bất kì và lấy hết quân trong ô đó rải mỗi ô 1 quân tùy theo hướng mình thích và rải cho đến hết quân trong tay, đến ô kế tiếp nếu có quân thì lấy hết quân của ô đó rải tiếp đến khi nào có ô trống mà mình hết quân để rải thì được ăn hết quân của ô kế ô trống đó về mình, số quân đó được để riêng ra ngoài để tính điểm khi trò chơi kết thúc, cứ 1 quân là 1 điểm, 1 quan là 10 điểm. Nếu ô dân của mình không còn quân nào thì dùng số quân đã ăn được trải đều một ô vuông một quân để tiếp tục chiến đấu. Nếu người chơi không có quân để đi thì vay mượn đối phương và sẽ được tính điểm khi kết thúc trò chơi.
                Luật chơi: nếu đi đến chỗ có 2 ô trống mà không còn quân để rải thì mất lượt chơi, bạn nào bị ăn ô quan thì sẽ thua. Khi kết thúc ai được nhiều điểm hơn thì thắng.
 

        Trò chơi “ Chặt cây vừa chừa cây mộng”
Trò chơi này có thể giúp trẻ có phát triển ngôn ngữ tốt hơn nhất là các bé từ 2-4 tuổi. Ba mẹ có thể hướng dẫn cho bé chơi trò chơi này rất đơn giản như sau:

              Cách chơi: cho trẻ để các nắm tay lên nhau và đếm cho tới khi nào chữ cuối cùng của bài hát :
Chặt cây vừa
Chừa cây mộng 
Cây tầm phộng
Cây mía lau
Cây nào cao 
Cây nào thấp 
Cây mía vấp
Chặt bỏ ra
 đụng tới nắm tay nào thì nắm tay đó bị loại ra. Và lại bắt đầu bài hát.
           Luật chơi:  loại ra từ từ các nắm tay của các người chơi, cho tới khi nắm tay cuối cùng còn lại là người đó thắng.


              Trò chơi “Rồng rắn lên mây”
Khi chơi trò này giúp trẻ sẽ có được tính đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Đồng thời rèn luyện cho trẻ được thể một thể lực tốt, tính nhanh nhẹn và linh hoạt. Chính vì vậy bạn nên cho trẻ chơi trò này để trẻ luôn có một sức khỏe, thể lực tốt cũng như nâng cao được sự đề kháng của cơ thể, giúp trẻ tránh được nhiều bệnh tật cho cơ thể.
Mẹ có thể hướng dẫn cách chơi cho bé như sau:  
            Cách chơi: Một bạn đóng vai ông chủ, các bạn còn lại làm con rồng rắn, con rồng rắn vừa đi vừa đọc “Rồng rắn lên mây….. có ông chủ ở nhà không?”, đứng trước mặt ông chủ hỏi và ông chủ trả lời, khi ông chủ nói “ Cho xin khúc đuôi và con rồng rắn nói “Tha hồ thầy đuổi” thì ông chủ sẽ bắt bạn cuối cùng.
            Luật chơi: Nếu bạn cuối cùng bị bắt thì con rồng rắn bị phạt nhảy lò cò.
Chúc các bé chơi vui vẻ và cao lớn khỏe mạnh thông qua các trò chơi dân gian
 

Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay1,595
  • Tháng hiện tại40,754
  • Tổng lượt truy cập2,526,469
Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây