Tổn thương phổi nặng ở trẻ mắc Covid-19

Thứ ba - 30/11/2021 17:19
Tổn thương phổi nặng ở trẻ mắc Covid-19
Tổn thương phổi nặng ở trẻ mắc Covid-19
Bé trai 13 tuổi, không yếu tố nguy cơ, không béo phì, chỉ sốt nhẹ, ho khan trong 4 ngày, song khi nhập viện, SpO2 giảm, phổi bị tổn thương nhiều.
 
covid trẻ

Phó giáo sư Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 23/9, cho biết ê kíp cấp cứu ghi nhận nhịp thở của bé 26-28 lần/phút (không quá nhanh so với tuổi), SpO2 92% (dấu hiệu nặng), X-quang thấy tổn thương phổi nhiều. Theo người nhà, bệnh nhi hết sốt song ho nhiều, tức ngực, khó thở nên được đưa đến viện.
Xét nghiệm ghi nhận phản ứng viêm tăng cao, rối loạn đông máu và RT-PCR dương tính Covid-19. Bệnh nhi được nhanh chóng điều trị theo phác đồ viêm phổi nặng của Covid -19 với hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, steroid và thuốc chống đông.
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi cải thiện tốt về lâm sàng, hết khó thở, giảm ho. Tuy nhiên, tổn thương phổi trên X-quang cải thiện chậm và vẫn còn giảm oxy máu khi thở khí trời, 7 ngày liên tiếp SpO2 khoảng 93-94%. Sau 17 ngày điều trị, theo dõi sát triệu chứng và oxy máu, bé khỏi bệnh hoàn toàn, tổn thương phổi trên Xquang cải thiện đáng kể, xét nghiệm PCR chuyển âm tính.
Theo phó giáo sư Nguyên, đây là trường hợp trẻ khỏe mạnh, không yếu tố nguy cơ, không béo phì, triệu chứng không quá rầm rộ nhưng tổn thương phổi nặng và cần điều trị kéo dài.
"Đến nay, trẻ em mắc Covid-19 phần lớn là không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tuy nhiên tình trạng Covid-19 nặng vẫn có thể gặp ở trẻ em ngay cả không yếu tố nguy cơ", phó giáo sư Nguyên nhấn mạnh.
Đến nay, TP HCM ghi nhận khoảng 15.000 trẻ mắc Covid-19. Hiện, hơn 3.600 trẻ được điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện. Tỷ lệ trẻ diễn tiến nặng dưới 2%, chủ yếu trên trẻ có bệnh lý nền nặng hoặc thừa cân, béo phì. Việt Nam cũng như nhiều nước, trẻ em mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng lên.
Phó giáo sư Nguyên cho rằng trong tình hình thành phố cho F0 được cách ly theo dõi tại nhà, hầu hết trẻ có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng cũng được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu chủ quan không theo dõi trẻ có thể đến bệnh viện khi bệnh diễn tiến đã nặng khiến việc điều trị khó khăn.
Phụ huynh cần lưu ý khi trẻ khó thở, than mệt, gắng sức kém, vã mồ hôi nhiều, nói từng từ, từng câu ngắn, thở nhanh, gắng sức, nhịp tim nhanh hay SpO2 dưới 93% là phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay với tổ phản ứng nhanh tại địa phương. "Những trường hợp này không thể điều trị tại nhà mà cần có sự can thiệp cấp cứu của nhân viên y tế", phó giáo sư Nguyên khuyến cáo.
 

Tác giả: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay2,244
  • Tháng hiện tại43,472
  • Tổng lượt truy cập2,466,207
Thực đơn
Bữa sáng:

- Bún gạo thịt bằm, tôm khô
- Sữa Grow Plus

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn: Cá bassa chiên sả
- Canh: Chua giá, đậu bắp, lá giang nấu thịt gà
- Rau củ: Cải thảo luộc

Bữa xế:

- Yaourt dẻo

Bữa chiều:

- Soup ngọc bích

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây