Cách nào bảo vệ trẻ em trước "làn sóng" biến thể Delta?

Thứ năm - 11/11/2021 17:42
Cách nào bảo vệ trẻ em trước "làn sóng" biến thể Delta?
bác sĩ
bác sĩ
Quan điểm cho rằng trẻ em không có khả năng mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng đang được chứng minh không còn chính xác khi ngày càng có nhiều trẻ em phải nhập viện do biến thể Delta.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, kể từ tháng 8/2020 đến nay, hơn 49.000 trẻ em ở nước này đã phải nhập viện do mắc COVID-19. Thời điểm này, tính từ 14/8 đến 20/8/2021, trung bình mỗi ngày có 276 trẻ em phải nhập viện do mắc COVID-19.
Tiến sĩ Mark Kline thuộc Bệnh viện Nhi New Orleans cho biết: "Một nửa số trẻ em nhập viện là dưới 2 tuổi. Loại virus mà chúng ta đang đối mặt rất khó lường và rất dễ lây truyền từ người sang người. 
Giờ đây, các bác sĩ đều cho rằng điều quan trọng là phải bảo vệ trẻ em chống lại biến thể Delta, không chỉ để đảm bảo cho trẻ về mặt sức khỏe và việc tiếp tục học tập, mà còn giúp ngăn chặn các biến thể nguy hiểm hơn có thể xuất hiện".
Gần 1/2 số trẻ nhập viện mắc COVID-19 không có triệu chứng

Đã có nhiều thay đổi kể từ năm học trước, biến thể dễ lây lan (biến thể Alpha) đã được thay thế bằng một biến thể lây lan mạnh hơn (Delta), là biến thể đang gây bệnh chủ yếu ở Hoa Kỳ.
CDC Hoa Kỳ cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng, biến thể Delta đã tăng từ 3% lên hơn 93% trong số các mẫu xét nghiệm được phân tích giải trình tự gen. Và số trẻ em bị nhiễm mới COVID-19 hàng tuần đã tăng hơn gấp 3 lần trong vòng chưa đầy 1 tháng.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), khoảng 39.000 ca mắc mới đã được báo cáo trong tuần thứ ba của tháng 7/2021. Con số này đã tăng lên 121.427 ca mắc mới trong tuần thứ hai của tháng 8/2021.
Theo dữ liệu của CDC từ gần 100 quận của Hoa Kỳ, trong số trẻ em nhập viện vì COVID-19, nhiều trẻ trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Gần một nửa (46,4%) trẻ em nhập viện do COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021 không có biểu hiện triệu chứng nghi ngờ nào.
Cần quan tâm tới nguy cơ tử vong do COVID-19 ở trẻ em
Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC Hoa Kỳ, cho biết dù trẻ em có nguy cơ tử vong do COVID-19 thấp hơn nhiều so với người lớn, thì số ca tử vong do COVID-19 vẫn rất đáng quan tâm. Cho tới nay, ít nhất 471 trẻ em nước này đã chết vì COVID-19.
Tiến sĩ James Campbell, giáo sư nhi khoa thuộc Đại học Y Maryland, cho biết: Nguyên nhân khiến COVID-19 gây tử vong cho trẻ em cao hơn các bệnh truyền nhiễm khác là vì những căn bệnh đó đã được chủng ngừa còn COVID-19 thì không. Ông nhấn mạnh: "Không ai chết vì bệnh bại liệt, bệnh sởi, cũng như vì bệnh bạch hầu ở Mỹ".
Nhưng trong khi trẻ em từ 12 đến 17 tuổi có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, thì nhiều trẻ khác đã không được tiêm. Và có thể mất vài tháng nữa thì vaccine phòng COVID-19 mới được cấp phép sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Việc phòng chống COVID-19 ở trẻ em là rất quan trọng để giúp trẻ sớm được đến trường
Với biến thể Delta rất dễ lây lan, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo nên đeo khẩu trang ở trong trường đối với học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12, cũng như giáo viên và khách tham quan trường.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị đeo khẩu trang trong trường học đối với tất cả trẻ trên 2 tuổi.
Walensky, Giám đốc CDC Hoa Kỳ, cho rằng: "Con cái của chúng ta xứng đáng được học toàn thời gian, học trực tiếp và an toàn với các biện pháp phòng ngừa COVID-19, trong đó bao gồm cả việc cần đeo khẩu trang đối với tất cả mọi người trong trường học. Một số học sinh sẽ trở lại trường học lần đầu tiên sau một năm. 
Nhưng việc học trên lớp có thể nhanh chóng bị gián đoạn do xuất hiện ca nhiễm mới hoặc bùng phát dịch bệnh COVID-19. Và COVID-19 có thể gây hậu quả đóng cửa một trường học một lần nữa. Thậm chí một trường hợp nhiễm mới có thể gây ra hiệu ứng lây truyền đối với học sinh, giáo viên và nhân viên".
Ngoài việc đeo khẩu trang ở các trường học, CDC Hoa Kỳ khuyến nghị thực hiện các biện pháp khác phòng chống dịch bệnh như cải thiện hệ thống thông gió, giữ khoảng cách và xét nghiệm sàng lọc.
COVID-19 có thể gây ra những hậu quả lâu dài đối với trẻ
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết các biến chứng dai dẳng do COVID-19 có thể gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, ngay cả đối với những trẻ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng bệnh.
Theo AAP, tất cả các bệnh nhi đã từng có kết quả xét nghiệm dương tính nên được bác sĩ nhi khoa khám lại ít nhất 1 lần. Các bác sĩ nhi khoa nên để ý đến các rối loạn dai dẳng liên quan tới COVID-19 như các triệu chứng về hô hấp (có thể kéo dài từ 3 tháng trở lên), các vấn đề về tim (đặc biệt là viêm cơ tim), các vấn đề về nhận thức (như "sương mù não"), đau đầu, mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Các chuyên gia nhi khoa cho biết, những trẻ bị COVID-19 ở mức độ trung bình và nặng thì có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Ở một số trường hợp, ban đầu trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng nhưng phải nhập viện vài tuần hoặc vài tháng sau đó với Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C).
Theo CDC Hoa Kỳ, MIS-C là một tình trạng viêm các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm: tim, phổi, thận, não, da, mắt, hệ tiêu hóa.
CDC Hoa Kỳ cho biết ít nhất 4.404 trường hợp MIS-C đã được báo cáo từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2021 tại Mỹ, trong đó có 37 trường hợp tử vong. 99% bệnh nhân MIS-C đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và 1% còn lại có tiếp xúc với người mắc COVID-19. Tuổi trung bình của bệnh nhi MIS-C là 9 tuổi.
Hiện CDC Hoa Kỳ đang tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu lý do tại sao một số trẻ em và thanh thiếu niên bị MIS-C sau khi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, trong khi những đứa trẻ khác thì không bị MIS-C.
Trẻ em có thể vô tình giúp thúc đẩy các biến thể mới của SARS-CoV-2
Các chuyên gia cho rằng việc bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm COVID-19 có thể giúp ích cho tất cả mọi người về lâu dài. Khi vi rút SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan, tự tái tạo ở cơ thể người nhiễm mới, thì càng có nhiều cơ hội để nó đột biến, điều này có thể dẫn đến xuất hiện nhiều biến thể dễ lây lan hơn hoặc một biến thể nào đó có thể kháng lại vaccine hiện có.
Theo CDC Hoa Kỳ, những người được tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng COVID-19 ít có nguy cơ bị nhiễm các biến thể Delta hơn. Trái lại người chưa được tiêm chủng, bao gồm cả trẻ em, dễ bị nhiễm bệnh hơn và điều này có thể vô tình làm tăng nguy cơ tạo ra các biến thể mới. 
Và chúng ta sẽ không thể ngăn chặn đại dịch này cho đến khi một tỷ lệ lớn dân số được tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng COVID-19.

 

Tác giả: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay333
  • Tháng hiện tại10,495
  • Tổng lượt truy cập2,557,410
Thực đơn
Bữa sáng:

- Bánh bông lan
- Sữa Grow Plus

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn: Trứng chiên bắp cải
- Canh: Bí đỏ nấu thịt, đậu hủ non
- Rau củ: Cải dúng luộc

Bữa xế:

- Đu đủ

Bữa chiều:

- Nui nấu thịt, cà rốt, hành ngò

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây